KINH NGHIỆM CƠ BẢN CẦN PHẢI CÓ KHI LÀM TỦ BẾP MÀ MỌI NGƯỜI NÊN BIẾT.

Đăng bởi SHome Nội Thất vào lúc 14.08.2022
CHIA SẺ VỚI CÁC BẠN 
Các cụ có câu: "Đẹp cái cầu thang, Sang cái nhà bếp"
Mình xin phép note ra 1 số kinh nghiệm làm tủ bếp của mình để các bác tham khảo (Đây là kinh nghiệm cá nhân nên cũng có thể sai sót mong các bác góp ý)
1. VỀ CHẤT LIỆU
Tủ bếp có tủ trên và tủ dưới, các bác có thể dùng 2 chất liệu khác nhau chứ không nhất thiết phải cùng 1 chất liệu
Tủ bếp cũng có phần thùng và phần cánh, cũng có thể dùng 2 chất liệu khác nhau, không nhất thiết phải cùng 1 chất liệu
 Thùng tủ bếp dưới theo mình thì nên:
 Nhựa Picomat. Chất liệu này tuy độ bám vít và chịu nặng kém nhưng chịu nước, chịu ẩm rất tốt, ít ẩm mốc. Mình ưu tiên sử dụng loại này
 Gỗ tự nhiên: Gõ đỏ, gỗ Sồi (Ask hay Oak đều ok), gỗ Óc Chó, Xoan đào,...(Một số loại Xoan ta, thông, keo, gỗ tạp thì hạn chế vì nhanh mục lắm)
 Gỗ công nghiệp (MDF xanh chống ẩm, HDF) nếu dùng thì nên dùng 2 loại này thôi. Nhưng theo em là hạn chế vì nó ẩm mốc, nhanh xuống cấp
 Cánh tủ bếp dưới:
 Gỗ tự nhiên như trên
 Acrylic cốt MDF xanh chống ẩm 
 Laminate cốt MDF xanh chống ẩm 
 Thùng tủ bếp trên:
 Gỗ tự nhiên như trên
 Gỗ công nghiệp (MDF xanh chống ẩm, HDF). Thùng tủ trên thì dùng được
 Cánh tủ bếp trên:
 Gỗ tự nhiên như trên
 Acrylic cốt MDF xanh chống ẩm
 Laminate cốt MDF xanh chống ẩm 
 Gỗ công nghiệp (MDF xanh chống ẩm, HDF). Cánh tủ trên thì dùng tạm được
VỀ THIẾT KẾ
1. Về vị trí chính(Tủ lạnh, chậu rửa, bếp nấu): cố gắng bố trí thuận sơ đồ bếp: Tủ lạnh -> Chậu rửa -> Bếp nấu
Nếu chủ nhà xem phong thủy, xem hướng mà không thuận được thì đành chịu
2. Kích thước:
Người Việt mình thấp nên tủ bếp dưới hay làm 810-850mm, sâu 600mm(làm tủ gỗ 580mm thôi, đá lòi ra 20mm là vừa đẹp), khoảng cách tủ dưới - tủ trên thường 600mm, tủ trên 700 -800mm, sâu 350mm
Nếu có máy rửa bát thì tủ bếp dưới nên cao 850mm-900mm
3. Công năng
Một tủ bếp nên có đầy đủ các công năng:
 Tủ lạnh
 Chậu rửa
 Bếp nấu
 Hút mùi (Nên đặt trên bếp nấu )
 Giá để bát (Nên đặt trên chậu rửa, hoặc gần nhất có thể)
 Máy rửa bát (Các bác nhớ tính cấp thoát nước và điện cho nó - Nếu là máy chạy bằng cơm @vợ thì thôi ko cần tính)
 Lò vi sóng (Thường đặt dưới bếp nấu hoặc quầy bar)
 Lò nướng (Đặt dưới bếp nấu hoặc 1 khoang riêng)
 Giá dao thớt (Thường bố trí cạnh chậu rửa)
 Giá xoong nồi(Thường bố trí cạnh chậu rửa)
 Giá gia vị (Thường bố trí cạnh khoang bếp)
 Thùng gạo
 Thùng rác
 MỘT SỐ CHÚ Ý:
 Bố trí được phụ kiện chân 100mm ở dưới tủ bếp dưới là tốt nhất. Bền cho chủ nhà lâu dài
 Có một số loại phụ kiện hãng khá hay như: ngăn kéo gia vị, ngăn kéo thìa dĩa, giá góc để tận dụng góc chết khá hay. Các bác nên tận dụng khi nhà có tài chính ngon
 Có 1 số thiết bị hãng khá hay: nút bấm nhả(đỡ phải dùng tay co), cảm biến dùng cho đèn led trong các khoang trên,gầm tủ bếp trên.
CHÚC CÁC ANH CHỊ EM CÓ MỘT CĂN BẾP ĐẸP VÀ TIỆN DỤNG
#st
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Noithatshome
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn